Tin tức Big C
5 bí kíp giúp bảo quản thực phẩm sau Tết
07
THÁNG 2
2020
5 bí kíp giúp bảo quản thực phẩm sau Tết
Nếu trước Tết tất bật nấu nướng dọn dẹp bao nhiêu thì hậu Tết việc bảo quản thực phẩm thừa luôn là vấn đề đau đầu của chị em. Cùng Big C khám phá 5 mẹo nhỏ dễ làm giúp bạn bảo quản thực phẩm an toàn, tiết kiệm, sẵn sàng dùng ngay nhiều ngày sau Tết.
Bạn cần dọn sạch, xả đông tủ lạnh và tủ đông (nếu có) từ trước Tết, cố gắng dùng hết đồ ăn thừa, gia vị, đồ ăn vặt ít nhất 1 tuần trước Tết.
Chuẩn bị sẵn túi nhựa nhiều cỡ, màng bọc thực phẩm, soạn sẵn hộp nhiều cỡ, kiểm tra đầy đủ nắp đậy, rửa sạch, để ráo cạnh tủ lạnh.
Ngay sau bữa ăn, hãy chia nhỏ thực phẩm thừa, bỏ vào túi hoặc hộp nhỏ, cột chặt, đậy kín trước khi bỏ vào tủ lạnh sẽ giúp thực phẩm lâu hỏng, không nhiễm khuẩn và giữ nguyên chất lượng.
Để đảm bảo thực phẩm thừa sau Tết lâu hư, cách tốt nhất là bạn cần làm lạnh, đông lạnh hoặc hâm nóng lại thực phẩm trong vòng 1 tiếng rưỡi sau khi chế biến.
Riêng chả lụa, rau củ ngâm chua hoặc kim chi là ngoại lệ của quy tắc 90 phút này, bạn có thể những thực phẩm này ngoài không khí lâu hơn 90 phút (vì những thức ăn này vốn chứa nhiều muối - là chất bảo quản tự nhiên). Nhưng để đảm bảo chống ôi thiu, tốt nhất là đậy kín và cất vào tủ lạnh khi chưa dùng đến nhé.
Những món ăn giàu đạm và dinh dưỡng cho bữa ăn ngày Tết như thịt đông, canh măng, thịt kho tàu, canh khổ qua cần phải được hâm nóng, để nguội, đậy kín và trữ lạnh ngay sau bữa ăn để tránh hư hỏng. Hạn chế đóng mở cửa tủ lạnh quá nhiều để thực phẩm đủ thời gian được làm lạnh.
Lý tưởng nhất là để riêng đồ chín, đồ sống, tái, rau củ quả tươi ở từng ngăn tủ riêng nhằm tránh lây nhiễm chéo bạn nhé.
Luôn dán nhãn nhỏ ghi rõ món ăn, ngày tháng trên từ hộp thức ăn thừa sau Tết
Vì thực phẩm thừa sau khi hâm cần được làm nguội càng nhanh càng tốt để tránh tiếp xúc với không khí nóng ẩm của Việt Nam khiến mau hỏng, bạn nên dùng những hộp nhỏ, thành thấp để chứa thực phẩm này là lý tưởng nhất.
Bên cạnh đó nên tránh chồng hộp lên nhau quá nhiều vì sẽ khiến hơi lạnh không tiếp xúc được hết thực phẩm bên trong, làm giảm hiệu quả của việc bảo quản.
Và gợi ý cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó chính là chị em có thể khoe tài khéo léo bằng cách chế biến thực phẩm thừa sau Tết thành món ngon lạ miệng cho gia đình và bạn bè, đó chính là cách “bảo quản” thực phẩm hiệu quả nhất đấy! Hầu hết thực phẩm chỉ có thể giữ nguyên chất lượng trong vòng 3 ngày trong ngăn mát và 1-2 tuần trong ngăn đông mà thôi. Mời bạn tham khảo công thức nấu ăn từ thức ăn thừa sau Tết tại đây.
1. Chuẩn bị sẵn sàng tủ lạnh, túi, hộp, màng bọc thực phẩm.
Ưu tiên dùng hộp nhựa hoặc thủy tinh trong suốt để bảo quản thực phẩm
Bạn cần dọn sạch, xả đông tủ lạnh và tủ đông (nếu có) từ trước Tết, cố gắng dùng hết đồ ăn thừa, gia vị, đồ ăn vặt ít nhất 1 tuần trước Tết.
Chuẩn bị sẵn túi nhựa nhiều cỡ, màng bọc thực phẩm, soạn sẵn hộp nhiều cỡ, kiểm tra đầy đủ nắp đậy, rửa sạch, để ráo cạnh tủ lạnh.
Ngay sau bữa ăn, hãy chia nhỏ thực phẩm thừa, bỏ vào túi hoặc hộp nhỏ, cột chặt, đậy kín trước khi bỏ vào tủ lạnh sẽ giúp thực phẩm lâu hỏng, không nhiễm khuẩn và giữ nguyên chất lượng.
2. Luôn đảm bảo quy tắc 90 phút khi bảo quản thực phẩm.
Tránh để thức ăn thừa sau Tết ngoài không khí nóng ẩm sẽ rất nhanh hỏng.
Để đảm bảo thực phẩm thừa sau Tết lâu hư, cách tốt nhất là bạn cần làm lạnh, đông lạnh hoặc hâm nóng lại thực phẩm trong vòng 1 tiếng rưỡi sau khi chế biến.
Riêng chả lụa, rau củ ngâm chua hoặc kim chi là ngoại lệ của quy tắc 90 phút này, bạn có thể những thực phẩm này ngoài không khí lâu hơn 90 phút (vì những thức ăn này vốn chứa nhiều muối - là chất bảo quản tự nhiên). Nhưng để đảm bảo chống ôi thiu, tốt nhất là đậy kín và cất vào tủ lạnh khi chưa dùng đến nhé.
3. Tránh mở tủ lạnh thường xuyên, để riêng thực phẩm sống và chín.
Những món ăn giàu đạm và dinh dưỡng cho bữa ăn ngày Tết như thịt đông, canh măng, thịt kho tàu, canh khổ qua cần phải được hâm nóng, để nguội, đậy kín và trữ lạnh ngay sau bữa ăn để tránh hư hỏng. Hạn chế đóng mở cửa tủ lạnh quá nhiều để thực phẩm đủ thời gian được làm lạnh.
Lý tưởng nhất là để riêng đồ chín, đồ sống, tái, rau củ quả tươi ở từng ngăn tủ riêng nhằm tránh lây nhiễm chéo bạn nhé.
4. Chia nhỏ thực phẩm thừa sau Tết thành nhiều hộp, tránh để chồng lên nhau trong tủ lạnh.
Luôn dán nhãn nhỏ ghi rõ món ăn, ngày tháng trên từ hộp thức ăn thừa sau Tết
Vì thực phẩm thừa sau khi hâm cần được làm nguội càng nhanh càng tốt để tránh tiếp xúc với không khí nóng ẩm của Việt Nam khiến mau hỏng, bạn nên dùng những hộp nhỏ, thành thấp để chứa thực phẩm này là lý tưởng nhất. Bên cạnh đó nên tránh chồng hộp lên nhau quá nhiều vì sẽ khiến hơi lạnh không tiếp xúc được hết thực phẩm bên trong, làm giảm hiệu quả của việc bảo quản.
5. Khéo tay biến tấu thực phẩm thừa sau Tết thành món ngon lạ miệng cho cả nhà.
Và gợi ý cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó chính là chị em có thể khoe tài khéo léo bằng cách chế biến thực phẩm thừa sau Tết thành món ngon lạ miệng cho gia đình và bạn bè, đó chính là cách “bảo quản” thực phẩm hiệu quả nhất đấy! Hầu hết thực phẩm chỉ có thể giữ nguyên chất lượng trong vòng 3 ngày trong ngăn mát và 1-2 tuần trong ngăn đông mà thôi. Mời bạn tham khảo công thức nấu ăn từ thức ăn thừa sau Tết tại đây.